Tục thờ rắn
Tục thờ rắn

Tục thờ rắn

Tục thờ rắn hay tín ngưỡng thờ rắn là các hoạt động thờ phụng loài rắn. Rắn là loài vật được nhiều dân tộc trên thế giới tôn thờ. Hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức khác nhau, người dân ở khắp các châu lục đều có tôn sùng và thờ phụng rắn. Nhiều nơi trên thế giới, con rắn được thần thánh hóa và tôn thờ và đi vào đời sống tâm linh. Ít có loài vật nào mà ý nghĩa biểu trưng phong phú như loài rắn. Rắn không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, đa nghi, cái thiện-ác, -thần.Tục thờ rắn là một hình thái tín ngưỡng nguyên thủy, ra đời trong thời kỳ mà con người chưa tách mình ra khỏi tự nhiên, nhận thức về tự nhiên còn thấp, các ý nghĩa biểu trưng của hình tượng rắn phần lớn chính là sự mô phỏng hiện thực tự nhiên[1]. Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Rắn là con vật đa diện, tùy theo quan niệm từng dân tộc và tôn giáo mà nó là loài biểu tượng cho cái ác hay cái thiện[2], rắn là một hình tượng vô cùng phức tạp và nhiều vẻ.Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam lẫn nữ, hay là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang nhưng đôi khi lại là một thành viên hay vị thần bảo hộ của gia đình, là nguồn nước và cũng là lửa, là vị phúc thần và ác thần, điều tốt và cái xấu, tượng trưng cho sự sống bất tử và cái chết, dương thế và âm ty, sự hủy diệt và tái sinh, nhục dục và tội lỗi.Với các nước phương Đông, trong một số nền văn hóa, hình tượng rắn có vị trí quan trọng trong thế giới biểu tượng. Rắn thường thể hiện hình ảnh khác nhau như thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh, tình mẫu tử. Rắn bản năng là động vật hoang dã, nhưng khi con người sống thuận hòa với chúng, cảm hóa được chúng thì rắn hay những loài thú dữ khác cũng trở nên hiền lành thân thiện. Tuy nhiên, trong tiềm thức của con người với những nền văn hóa khác nhau, thì sự tín ngưỡng hay tôn trọng rắn cũng có những cách thể hiện khác nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục thờ rắn http://m.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/kham-pha... http://www.doisongphapluat.com/doi-song/thuc-hu-ra... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/quan-niem-ve... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ran-va-tuc-t... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/vi-sao-loai-... http://dulichsoctrang.org/bai-viet/530/truyen-thuy... http://baodatviet.vn/khoa-hoc/the-gioi-dong-vat/su... http://baotintuc.vn/dan-toc/tuc-tho-ran-naga-cua-n... http://dantri.com.vn/van-hoa/thu-vi-hinh-tuong-ran... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/1000_nam_thang_long...